Thực hư dùng chai nhựa đựng nước bị ung thư?

Có nhiều tin đồn liên quan đến việc dùng đồ nhựa đựng thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Cùng i-on Life tìm hiểu thực hư cũng như phương pháp sử dụng đồ nhựa hàng ngày nhé.

Việc tái sử dụng vỏ chai nhựa phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn hầu hết ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, sự gia tăng về số lượng ca bệnh ung thư đã có nhiều tin đồn xấu liên quan đến việc sử dụng đồ nhựa.

Cùng ion Life tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như phương pháp sử dụng đồ nhựa hằng ngày bảo đảm sức khỏe nhé.

1. Tin Đồn Đổ Nước Vào Chai Nhựa Và Cho Đông Đá Sẽ Sinh Dioxin Gây Ung Thư

Thực tế, các chai đựng nước thường được sử dụng bằng chai nhựa PET  (PolyEthylene Terephthalate). Thành phần để tạo ra chai nhựa PET là  DEHA (diethylexyl adipate) và DEHP (diethylhexyl phthalate) bị đồn thổi là gây ung thư.

Tin đồn xấu liên quan đến việc sử dụng chai nhựa xuất phát từ một chương trình truyền hình của Nhật Bản vào năm 2002, một nhà khoa học đã cho rằng: “Để nước đông đá trong chai nhựa sẽ sinh ra dioxin DEHA và đây là nguyên nhân gây ra ung thư”. Thông tin này được cho rằng phát ngôn từ viện nghiên cứu có tên tuổi lớn như Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ) để tạo uy tín.

Tuy nhiên, các nhà khoa học và Viện nghiên cứu Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ) đã lên tiếng phủ nhận việc đưa nội dung và tính xác thực của thông tin. Đến thời điểm hiện tại vẫn không có bằng chứng khoa học nào về sự việc này.

Việc khả năng gây ung thư của loại nhựa PET này mới chỉ thử nghiệm trên động vật và chỉ khi chúng ăn phải DEHA và DEHP ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Nếu chỉ dùng nhựa PET để đựng nước ở nhiệt độ bình thường hoàn toàn sẽ không gây hại cho sức khỏe.

Theo TS Lâm Quốc Hùng - Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm (Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế) khẳng định: Chai nhựa nhiễm dioxin không phải là chuyện dễ dàng.
Phân tích về sự thôi nhiễm dioxin từ chai nhựa sang nước uống, TS Lâm Quốc Hùng cho rằng, chất thôi nhiễm phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là: Môi trường, thời gian sử dụng và nhiệt độ. Dioxin vào được trong nước thì nhựa (bình đựng nước) phải nhiễm dioxin. Tiếp nữa, nhựa đó phải được đốt nóng trên 1.300-1.500 độ C mới sinh ra dioxin. Một số loại tái chế do đốt nhựa mới có khả năng nhiễm dioxin. Dioxin sẽ bám ở bề mặt chai nhựa đồng nhất với nguyên liệu là thành chai.
Nguy cơ nhiễm của dioxin rất hiếm với những cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn. Nhưng trong quá trình giám sát, mỗi quốc gia có một cách và việc kiểm tra khả năng phơi nhiễm sẽ căn cứ vào chương trình giám sát.
Nguồn tham khảo: https://vtv.vn/suc-khoe/khong-de-de-chai-nhua-nhiem-dioxin-101738.htm

Bên cạnh đó, cơ quan Quốc tế về Nghiên cứu ung thư, một thành viên của Tổ chức Y tế thế giới WHO (IARC) cũng cho biết chưa đủ bằng chứng để phân loại DEHA và các dioxin vào nhóm chất gây ung thư trên người, ngoại trừ TCDD (2,3,7,8 - Tetrachlorodibenzo - para- dioxin).

2. Tin Đồn Đồ Nhựa Gặp Nhiệt Sẽ Sinh Ra Chất Gây Ung Thư

Có 1 tin đồn từng gây hoang mang cho nhiều người tiêu dùng, đó là: “Không được để nước trong chai nhựa rồi bỏ quên trong xe hơi vì nó sẽ bị nóng lên và sinh chất gây ung thư”.

2.1 Thực hư tin đồn này ra sao, theo chân ion Life cùng tìm hiểu nhé!

Đối với chai nhựa PET ở nhiệt độ bình thường sẽ không có chất gây ung thư sẵn trong vỏ chai và không sinh ra chất gây ung thư ở nhiệt độ bình thường hoạt đông lạnh.

Chỉ khi gặp nhiệt độ cao ở trên 370 độ C (700 độ F) trong thời gian dài thì có thể sinh ra chất dioxin. Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh vấn đề này nhưng chúng ta nên cẩn thận để bảo vệ sức khỏe.

Do đó, trước những tin đồn liên quan đến việc sử dụng đồ nhựa trong cuộc sống hằng ngày chúng ta nên bĩnh tĩnh để tiếp nhận thông tin và nhìn nhận tính xác thực của sự việc.

2.2 Chúng ta cần hiểu loại nhựa PET là gì ?

PET là tên viết tắt của Polyethylene Terephthalate, còn được biết đến với các tên gọi khác như PETP hay PET-P, đây là loại nhựa nhiệt dẻo, được tìm ra năm 1941 bởi Calico Printer’s Associtation (Tp. Manchester). Đến năm 1973, chai PET được đưa vào sản xuất và ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau như tổng hợp xơ sợi, vật dụng đựng thức ăn, nước uống và một số loại chất lỏng khác. 

Nhựa PET khá bền về mặt hóa học ở nhiệt độ thường, có khả năng chịu lực và chịu nhiệt cao. Khi ở nhiệt độ lên 200 độ C hay làm lạnh ở -90 độ C thì cấu trúc hóa học của PET vẫn giữ nguyên. 

PET còn có tính chống thấm khí (O2 và CO2) tốt hơn các loại nhựa khác. Ở nhiệt độ khoảng 100 độ C thì nhựa PET vẫn được tính chất này. Độ bề cơ học của PET khá cao, có khả năng chịu lực xé và lực va chạm, chịu đựng sự mài mòn cao, có đó cứng vững cao.

2.3 PET Được Xem Là Một Tài Nguyên

PET còn được xem là một loại tài nguyên, chúng ta cần phải phân loại để tái chế sử dụng nguồn tài nguyên ngày. Nhựa PET được đánh giá là nguyên liệu lý tưởng trong việc tái chế bao bì, chúng có trọng lượng nhẹ chính là chìa khóa cho hiệu quả năng lượng, cho phép nhiều sản phẩm được vận chuyển cũng như ít nhiên liệu hơn để vận chuyển. 

Ngày nay, những tiến bộ trong công nghệ ngày càng cải thiện trọng lượng của bao bì PET. Ngoài ra, nhựa PET chúng giúp giữ được mùi vị và chất lượng của sản phẩm. Nhờ đó, hiện nay, nhựa PET là loại vật liệu bao bì đang được sử dụng phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. 

Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả chúng ta cần biết cách sử dụng chai PET cho hiệu quả. Do chai PET có khả năng tái chế, nên khi sử dụng chai PET chúng ta cần phân loại và xử lý đúng nơi, bởi vì chai PET khi thải ra môi trường sẽ mất khá lâu để phân hủy. Việc làm này của bạn sẽ đóng góp bảo vệ môi trường.

2.4 Kết luận

Thứ nhất: Trước những tin đồn, chúng ta cần phải bình tĩnh và xác minh thông tin. Việc bỏ chai nhựa đem đi đông đá tạo ra chất gây ung thư là chưa có cơ sở khoa học. Các tổ chức nghiên cứu ung thư lớn đều bác bỏ thông tin này.

Thứ 2: Đối với, tin đồn về đồ nhựa gặp nhiệt độ cao sinh ra chất gây ung thư vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục.

Nhờ những đặc trưng riêng nêu trên mà chai PET được sử dụng rộng rãi để làm chai đựng nước, nước ngọt, nước có ga, có thể ép phun để tạo hình bao bì đóng gói. Nhựa PET còn được sản xuất khay nhựa đựng thực phẩm mà không gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Qua bài viết này ion Life hy vọng rằng, chúng ta có thể có cái nhìn khách quan về việc sử dụng đồ nhựa trong cuộc sống hằng ngày và biết cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của mình cùng những người xung quanh. Hãy vứt rác đúng nơi quy định để được phân loại rác, sử dụng và tái chế đúng mục đích, góp phần bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.