7 thói quen xấu gây hại cho sức khỏe bạn cần biết?

Chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Nếu có chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ âm thầm sinh ra bệnh tật mà bạn không hề hay biết.

Cùng i-on Life tìm hiểu 7 thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe mỗi ngày.

1. Thường xuyên ăn thức ăn chứa nhiều đường

Đường là một trong những gia vị phổ biến được sử dụng để chế biến món ăn và đồ uống để kích thích vị giác. Đường thường bổ sung vào các đồ uống như soda, nước trái cây, trà sữa, bánh ngọt…. Việc sử dụng các thực phẩm quá nhiều đường sẽ gây nên tình trạng tăng cân, mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch và ung thư.

Theo khuyến nghị, mỗi ngày nam giới hấp thụ ít hơn 36g đường và phụ nữ khoảng hơn 25g đường.

2. Ăn không đủ chất xơ

Nếu bạn bạn lười ăn rau và hoa quả sẽ làm cơ thể không nhận đủ chất xơ và gây hại đến hệ tiêu hóa và sức khỏe. Chất xơ hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn lành mạnh trong ruột, giảm cân và giảm cholesterol trong máu.

Để tăng lượng chất xơ, kết hợp trái cây hoặc rau của trong thành phần dinh dưỡng hàng ngày sẽ hỗ trợ tốt cho sức khỏe, vẻ đẹp làn da và tiêu hóa.

3. Ăn nhiều mỡ động vật

Chất béo có nguồn gốc thực vật như chất béo có trong quả, hạt có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngược lại, nếu chất béo có nguồn gốc từ động vật có thể phá hủy cơ thể nếu bạn tiêu thụ quá mức.

Thay thế chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống bằng chất béo không bão hòa có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Để giảm chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống nên chọn thịt nạc. Bạn cũng có thể chọn các sản phẩm từ sữa ít béo và tăng lượng cá để đem lại nhiều lợi ích cho tim mạch.

4. Ăn quá muộn

Nếu ăn quá trễ gần giờ đi ngủ, có thể gây hại cho sức khỏe. Việc ăn uống hạn chế thời gian, nghĩa là bạn chỉ ăn thức ăn trong những khoảng thời gian được chỉ định cụ thể khoảng 7-19h, để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn.

Bữa ăn tối không ăn trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ nếu cảm thấy đói trong khoảng thời gian này, cần đánh giá thói quen ăn uống vào ban ngày để đảm bảo rằng được ăn đủ và nhận được sự cân bằng lành mạnh của các chất dinh dưỡng.

5. Ăn quá nhiều cùng một lúc

Việc ăn quá nhiều cùng một lúc gây nên hệ tiêu hóa của bạn hoạt động quá tải có thể xảy ra chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Theo nghiên cứu, các triệu chứng đường tiêu hóa có thể do ăn quá nhiều hoặc quá nhanh.

Ngoài ra, ăn nhiều thức ăn cùng một lúc có thể đẩy lượng calo dư thừa, dẫn đến béo phì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Để tránh những biến chứng này, cố gắng ăn chậm nhai kỹ. Ăn lượng đồ ăn vừa phải, phù hợp với cơ thể để hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu và đào thải, giúp cơ thể nhẹ nhàng hơn.

6. Ăn những thực phẩm và đồ uống quá chua

Sức khỏe răng miệng có thể gặp rủi ro khi bạn lựa chọn thực phẩm và đồ uống không hợp lý. Những món ăn quá chua như soda, cà phê có thể góp phần làm cho sức khỏe răng miệng kém và tăng sự xói mòn răng.

Ngay cả trái cây có tính axit và trái cây sấy khô cũng có thể tạo ra môi trường axit trong miệng, dẫn đến các vấn đề về răng miệng. Để giảm thiểu vấn đề này bạn nên ăn những thực phẩm lành mạnh để tránh gây hại cho răng.

7. Không kết hợp các chất dinh dưỡng

Bữa ăn cân bằng là bao protein, carbs, chất béo. Các bữa ăn cân bằng có nhiều khả năng chứa nhiều loại chất dinh dưỡng thiết yếu hơn, bao gồm: vitamin và khoáng chất, hỗ trợ cho sức khỏe.
Để khỏe mạnh hơn chế độ ăn uống hợp lý là rất cần thiết. Bạn nên cân đối các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm cũng như giờ giấc ăn uống phù hợp. Nhưng một phương pháp đơn giản đó là uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể hoạt động trơn tru hơn nhé.