Mục lục bài viết
1. Nhiệt miệng uống gì để nhanh khỏi?
Khi bị nhiệt miệng, lựa chọn thức uống phù hợp có thể giúp làm dịu các triệu chứng, giảm đau và hỗ trợ vết loét nhanh lành hơn. Các loại nước có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm và cân bằng môi trường khoang miệng thường được khuyến khích sử dụng.
1.1 Nước muối loãng
Nước muối loãng là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm các triệu chứng khó chịu khi bị nhiệt miệng. Với tính sát khuẩn cao, nước muối loãng có thể làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, làm dịu vết loét, giảm đau và thúc đẩy quá trình khôi phục, ngăn ngừa tình trạng vết thương lan rộng hơn.
Nước muối loãng sát khuẩn và hỗ trợ làm lành vết loét do nhiệt miệng
Khi bị nhiệt miệng, bạn nên súc miệng với nước muối 3 - 4 lần/ngày, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy và sau các bữa ăn. Ngậm nước muối ấm trong miệng cũng có tác dụng xoa dịu cơn đau rát do nhiệt miệng. Sau khi vết thương lành hẳn, thói quen súc miệng với nước muối loãng cũng nên được duy trì hàng ngày để phòng ngừa bệnh tái phát.
1.2 Nước ép trái cây
Nước ép trái cây là nguồn cung cấp dồi dào vitamin và khoáng chất, giúp làm mát cơ thể, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương do viêm loét. Tuy nhiên, khi bị nhiệt miệng, cần tránh các loại nước ép từ trái cây có hàm lượng Acid cao như cam, chanh, hoặc bưởi, vì chúng có thể làm vết loét đau và sưng nặng hơn.
Thay vào đó, bạn nên chọn các loại nước ép nhẹ nhàng như cà rốt, cần tây hoặc dưa hấu. Đây là những thức uống giúp làm dịu nhiệt miệng, hỗ trợ quá trình lành bệnh hiệu quả và an toàn.
Nước ép trái cây giúp tăng sức đề kháng chống lại tình trạng nhiệt miệng
1.3 Nước ion kiềm i-on Life
Được khai thác từ nguồn nước ngầm quý hiếm tại Long An, kết hợp với công nghệ điện phân nước tiên tiến từ Nhật Bản Sản. Nước đóng chai ion kiềm i-on Life có tính kiềm tự nhiên như rau xanh, pH 8.5 - 9.5 giúp trung hòa axit dư thừa trong cơ thể, đặc biệt là liên quan đến các triệu chứng như ợ chua, khó tiêu, đầy bụng, dư thừa acid dạ dày,...
Ngoài ra, nước ion kiềm i-on Life chứa 100% hàm lượng khoáng chất tự nhiên có lợi, tồn tại ở dạng ion như Ca, Mg, K, Na,... giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cùng khả năng chống oxy hóa cao nhờ chứa nhiều Hydrogen, giúp loại bỏ các gốc tự do có hại cho cơ thể (nguyên nhân sinh ra bệnh tật) từ đó hỗ trợ giảm viêm nhiễm các vết loét do nhiệt miệng gây ra.
Nước ion kiềm i-on Life giúp trung hòa acid dư thừa, làm lành vết loét
Đặc biệt, nước ion kiềm i-on Life không chỉ được Bộ Y tế công nhận là sản phẩm tốt cho sức khỏe mà còn tự hào nhận danh hiệu “Thương hiệu Quốc gia” từ Chính phủ suốt ba lần liên tiếp. Đây là sản phẩm nước ion kiềm duy nhất tại Việt Nam được chứng nhận là “Thực phẩm đặc biệt” an toàn và phù hợp để sử dụng hàng ngày cho mọi đối tượng.
1.4 Mật ong
Mật ong là một dược liệu tự nhiên với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ, có khả năng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, nấm gây bệnh. Nhờ vào những đặc tính này, mật ong thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, giúp làm lành các vết loét nhanh chóng.
Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể sử dụng mật ong nguyên chất bằng cách ngậm trực tiếp trong miệng hoặc bôi lên vết loét trong khoảng 2-3 phút, sau đó nuốt. Sau khi sử dụng, hãy súc miệng lại với nước sạch. Áp dụng phương pháp này từ 2-3 lần mỗi ngày, bạn sẽ cảm nhận được sự thuyên giảm và hết đau nhức do nhiệt miệng.
Xem thêm: Uống gì cho thanh giọng khi bị khàn tiếng? Top 10 loại nước uống nên uống khi bị mất tiếng
Mật ong kháng khuẩn, chống viêm giúp làm lành vết loét nhiệt miệng
1.5 Nhân trần (chè cát/chè nội/hoắc hương núi)
Trong y học cổ truyền, nhân trần được sử dụng phổ biến để điều trị các vấn đề về nhiệt trong cơ thể, bao gồm cả nhiệt miệng. Đây là vị thuốc có tính bình, vị đắng nên có khả năng thanh nhiệt, kháng khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Từ đó giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, sưng đau ở các vết loét trong miệng và làm lành vết thương nhanh chóng.
Cách thực hiện: Bạn cắt toàn bộ phần thân trên mặt đất của nhân trần rồi mang đi rửa sạch. Tiếp theo cắt nhân trần thành đoạn nhỏ dài từ 3 - 5cm, đem đi phơi và sao khô. Sau đó, cho nhân trần vào nước, đun sôi, chờ nguội và sử dụng.
Uống nước nhân trần làm giảm viêm, sưng đau do nhiệt miệng
Lưu ý: Nhân trần có tác dụng lợi tiểu nên sẽ tăng đào thải nước cùng chất dinh dưỡng ra bên ngoài. Vì vậy, nếu uống quá nhiều nước nhân trần trong thời gian dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi và thiếu nước.
1.6 Nước ép rau diếp cá
Rau diếp cá có tính hàn, thanh nhiệt, giúp giải độc và kháng viêm hiệu quả. Do đó, khi bị nhiệt miệng, uống nước ép rau diếp cá sẽ giúp làm dịu tình trạng loét miệng, giảm sưng đau và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Các vitamin và khoáng chất có trong rau diếp cá còn giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình làm lành vết thương nhanh chóng.
Xem thêm: Bị sốt nên uống gì? Tìm hiểu cách bổ sung nước đúng khi bị sốt
Cách thực hiện như sau: bạn mua rau diếp cá về rửa sạch sẽ rồi đem xay ép lấy nước. Bạn nên uống đều đặn mỗi ngày một cốc nước ép rau diếp cá để cải thiện tình trạng nhiệt miệng tốt hơn.
Nước ép rau diếp cá giúp thanh nhiệt, kháng viêm, làm lành vết loét do nhiệt miệng
1.7 Nước ép rau má
Nước ép rau má, theo y học cổ truyền, được biết đến với tác dụng giải nhiệt và thải độc hiệu quả, giúp làm dịu và hỗ trợ quá trình hồi phục nhiệt miệng. Hoạt chất Triterpenoids trong rau má có tác dụng thúc đẩy quá trình lành vết loét và ngăn ngừa sự hình thành của nhiệt miệng.
Người bị nhiệt miệng có thể sử dụng nước rau má trong vài ngày để giảm đau và khó chịu. Rau má có tính hàn, có khả năng thanh nhiệt và làm mát cơ thể, đồng thời giúp vết loét trong miệng nhanh lành.
Cách pha chế:
-
Rửa sạch rau má, sau đó xay và ép để lấy nước.
-
Uống đều đặn mỗi ngày để giúp các vết nhiệt miệng nhanh chóng hồi phục.
Lưu ý:
-
Không nên uống nước rau má liên tục quá 6 tuần.
-
Những người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc ung thư nên tránh sử dụng rau má.
Uống nước ép rau má rất tốt cho người bị nhiệt miệng
1.8 Bột sắn dây
Bột sắn dây cũng là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang khó chịu với tình trạng nhiệt miệng. Bột sắn dây có tính hàn, vị ngọt thanh, là vị thuốc giúp làm mát cơ thể và giảm tình trạng nóng trong, nhiệt miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, các thành phần trong bột sắn dây còn làm dịu vết loét, giảm sưng đau, đồng thời giúp kháng viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Pha bột sắn dây cùng nước ấm để làm giảm nhiệt miệng
Để phát huy tối đa lợi ích của bột sắn dây, bạn nên pha một lượng vừa đủ (khoảng 10 - 15g) bột sắn dây vào nước ấm, khuấy đều rồi uống. Bạn cũng có thể pha thêm một ít đường và chanh để tăng hương vị, giúp dễ uống hơn. Tuy nhiên, bột sắn dây có tính hàn nên chỉ cần uống 1 cốc/ngày và chỉ pha bột sắn dây cùng nước nóng để tránh bị lạnh bụng, gây tiêu chảy hoặc đau bụng.
1.9 Ngậm nước đá
Ngậm nước đá lạnh cũng có tác dụng làm dịu cơn đau do nhiệt miệng. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giảm đau tạm thời chứ không thể làm giảm sưng, viêm hay rút ngắn thời gian làm lành tổn thương. Bên cạnh đó, bạn cần tránh ngậm đá lạnh trong thời gian dài hoặc cho trẻ em ngậm đá lạnh vì có thể làm tổn thương niêm mạc họng.
Nước đá lạnh có thể làm dịu cơn đau khi bị nhiệt miệng
2. Nên kiêng ăn uống gì khi bị nhiệt miệng
Bên cạnh việc tìm hiểu nhiệt miệng uống gì cho mau khỏi, bạn cần tránh những loại thực phẩm và đồ uống có thể làm vết loét nghiêm trọng hơn, bao gồm:
2.1 Thức ăn cay nóng
Khi bị nhiệt miệng, việc tránh xa các loại thức ăn cay nóng là rất quan trọng. Các gia vị cay, đặc biệt là ớt và thực phẩm có nhiệt độ cao có thể gây kích ứng, làm tình trạng nhiệt miệng trở nên trầm trọng hơn, đồng thời khiến vết thương thêm đau rát. Ngoài ra, khi chế biến thực phẩm, bạn cũng nên hạn chế sử dụng quá nhiều gia vị, đặc biệt là những gia vị có tính cay hoặc mặn, để giúp vết nhiệt miệng nhanh chóng hồi phục.
Nhiệt miệng cần tránh thức ăn cay nóng
2.2 Thức ăn và các loại quả chứa nhiều acid
Các loại thức ăn và trái cây chứa nhiều acid như chanh, dứa, mận xanh,... có thể làm vết loét miệng lâu lành hơn, thậm chí lan rộng và tổn thương sâu hơn. Do đó, bạn nên loại bỏ nhóm thực phẩm này ra khỏi thực đơn trong thời gian bị nhiệt miệng. Thay vào đó, bạn có thể ăn các loại trái cây giàu vitamin C như ổi, sơ ri, cam, bưởi,... để tăng cường sức đề kháng, phục hồi vết loét nhanh hơn.
2.3 Các loại nước ngọt và cà phê
Cà phê có chứa acid salicylic có thể gây kích ứng các mô bị lở loét, khiến vết thương lan rộng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tạm dừng uống cà phê hoặc kiêng hoàn toàn nếu thường xuyên gặp vấn đề về nhiệt miệng. Ngoài cà phê, các loại nước ngọt chứa siro hoặc acid phosphoric cũng là nguyên nhân gây lở loét trong miệng và cần tránh sử dụng cho đến khi lành bệnh.
Cà phê chứa acid salicylic, một hợp chất có thể gây kích ứng cho các mô bị lở loét
3. Cách ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát
Nhiệt miệng là một tình trạng phổ biến và dễ tái phát, khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Do đó, mỗi người cần hạn chế tối đa các yếu tố gây bệnh thông qua một số biện pháp sau:
-
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Bạn nên làm sạch răng miệng bằng cách chải răng đều đặn, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ các mảng bám hay vụn thức ăn thừa. Đồng thời, bạn hãy sử dụng bàn chải đánh răng mềm để hạn chế làm tổn thương lợi, niêm mạc khoang miệng vì vi khuẩn có thể xâm nhập qua các vết xước nhỏ và dẫn đến nhiệt miệng.
-
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Một nguyên nhân khác gây ra vết loét nhiệt miệng là tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vì vậy, bạn nên xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây,...
- Hạn chế căng thẳng: Căng thẳng kéo dài sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến nhiệt miệng dễ tái phát hơn. Bạn hãy áp dụng các biện pháp làm thư giãn tinh thần như yoga, thiền, nghe nhạc, vẽ tranh,...
Nên vệ sinh răng miệng thường xuyên để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vết thương
Để giảm nhiệt miệng hiệu quả và nhanh chóng, việc lựa chọn các giải pháp uống đúng cách đóng vai trò quan trọng. Ngoài việc duy trì thói quen uống đủ nước, bạn có thể bổ sung các loại nước hỗ trợ giảm nhiệt miệng như nước ion kiềm. Nước ion kiềm i-on Life không chỉ giúp cân bằng độ pH trong cơ thể mà còn hỗ trợ làm mát, giảm viêm, giúp miệng nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Hãy chăm sóc sức khỏe miệng của bạn bằng những giải pháp khoa học và hiệu quả, từ việc chọn lựa thực phẩm đến việc duy trì lối sống lành mạnh.