Độ pH của nước là gì? 3 cách kiểm tra độ pH trong nước

Độ pH của nước là thước đo quan trọng, giúp xác định tính acid hay kiềm có trong nước uống. Tìm hiểu chi tiết thông tin tại đây.

Độ pH của nước là gì? pH nước là thang đo tính acid và tính kiềm của nước trong phạm vi từ 0 - 14. Vậy độ pH trong nước uống bao nhiêu là tốt? 

1. Độ pH của nước là gì? Độ pH của một số loại nước uống

Độ pH (potential of Hydrogen) là thước đo nồng độ ion hydro (H+) trong nước, xác định tính acid hoặc tính kiềm của nước. Thang đo pH dao động từ 0 đến 14, trong đó: 

  • Mức pH = 7 là trung tính. 

  • Mức pH < 7 là môi trường tính acid. 

  • Mức pH > 7 là môi trường kiềm.

Nước với độ pH thấp hơn 6.5 có thể làm tổn hại đến răng miệng. Ngược lại, nước có độ pH quá cao có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và làm giảm hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.

Mỗi loại nước uống sẽ có độ pH khác nhau. Cụ thể:

  • Nước có ga chỉ số pH 4.5 - 5.5.

  • Nước tinh khiết chỉ số pH 6.0 - 7.0.

  • Nước thuỷ cục (nước máy) chỉ số pH 7.0.

  • Nước khoáng chỉ số pH 7.0 - 8.0.

  • Nước ion kiềm i-on Life có chỉ số pH 8.5 - 9.5.

Độ pH trong nước là thước đo để xác định nguồn nước có tính acid hay tính kiềmĐộ pH trong nước là thước đo để xác định nguồn nước có tính acid hay tính kiềm

2. Những yếu tố nào làm thay đổi độ pH của nước?

2.1 Nước mưa tính acid

Những loại khí như: carbon dioxide (CO2), lưu huỳnh dioxide (SO2), nitơ dioxide (NO2),... tiếp xúc với hơi nước trong khí quyển sẽ tạo thành các tính acid yếu như tính acid cacbonic, tính acid sulfuric và tính acid nitric, khiến mưa có tính acid​ với độ pH dao động từ 5.0 đến 5.5.

Nếu nước nguồn của một khu vực chịu ảnh hưởng từ mưa tính acid, pH của nước trong hệ thống nước ngầm và các nguồn nước mặt có thể giảm mạnh, gây ra hiện tượng tính acid hóa nước. Hiện tượng tính acid hóa ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước, làm suy giảm tính đa dạng sinh học và thậm chí gây hư hại cho các công trình xây dựng.

2.2 Ô nhiễm công nghiệp

Chất thải công nghiệp chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân và đồng khi tiếp xúc với nước có thể làm tăng tính acid, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và sinh vật trong hệ sinh thái. 

Ngoài ra, việc xả thải các hợp chất như amoniac và phosphat cũng có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi pH nước, làm cho nước trở nên kiềm hóa hoặc tính acid hóa quá mức.

Ô nhiễm công nghiệp là yếu tố trực tiếp làm ảnh hưởng đến độ pH trong nướcÔ nhiễm công nghiệp là yếu tố trực tiếp làm ảnh hưởng đến độ pH trong nước

2.3 Thực vật và sinh vật sống trong nước

Các sinh vật như: thực vật, vi sinh vật,... trong quá trình hô hấp và phân huỷ hữu cơ sẽ thải ra carbon dioxide (CO2), dẫn đến sự hình thành tính acid cacbonic khi CO2 hòa tan trong nước.

Một số loại tảo và vi khuẩn cũng có khả năng sản xuất tính acid hữu cơ trong quá trình sống, làm giảm độ pH của nước. Chẳng hạn như hiện tượng phát triển quá mức của tảo (hiện tượng nở hoa) sẽ làm nước trở nên tính acid hơn và gây hại cho các loài thủy sinh​.

3. Nước có độ pH bao nhiêu là tốt?

Theo tài liệu từ WHO (tổ chức Y tế thế giới) năm 2007 về chất lượng nước uống, độ pH của nước uống được nằm trong khoảng 6.5 đến 9.5. Khoảng này là mức trung bình dễ uống, tính kiềm nhẹ và an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên tùy vào vị trí địa lý mà mỗi quốc gia sẽ có những tiêu chuẩn riêng về nước uống.

Tại Việt Nam, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống (04/2009/TT - BYT) quy định độ pH của nước uống an toàn nằm trong khoảng 6.5 đến 8.5

Đối với nước uống, độ pH lý tưởng thường nằm trong khoảng từ 6.5 đến 9.5 để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt, nước có tính kiềm (pH từ 8.5 đến 9.5) đã được Bộ Y tế Nhật Bản chứng nhận là có lợi cho sức khỏe, nhất là trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa như dư thừa acid dạ dày, ợ chua, táo bón và trào ngược thực quản.

Nước có độ pH từ 6.5 đến 8.5 là an toàn cho sức khỏe

Nước có độ pH từ 6.5 đến 8.5 là an toàn cho sức khỏe

4. Độ pH tiêu chuẩn trong nước uống ion kiềm

Nước ion kiềm là loại nước có độ pH cao hơn so với nước uống thông thường mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, mức độ pH của nước ion kiềm rất đa dạng và sự khác biệt này quyết định cách sử dụng sao cho phù hợp với cơ địa và nhu cầu sức khỏe của mỗi người.

  • Nước ion kiềm có độ pH 7.0 - 8.0 phù hợp cho những người mới tiếp xúc với nước ion kiềm, thường dùng trong khoảng 1 tuần để cơ thể quen dần.

  • Nước ion kiềm có độ pH từ 8.5 - 9.0 giúp cơ thể trung hòa tính acid một cách hiệu quả hơn​. Mức độ này phù hợp cho việc sử dụng trong khoảng 2-3 tuần, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và cân bằng pH trong cơ thể.

  • Độ pH 9.0 - 9.5 trong nước ion kiềm là mức lý tưởng cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe như giải độc cơ thể, cải thiện tình trạng tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Nước có độ pH từ 9.0 - 9.5 còn giúp cải thiện quá trình hydrat hóa, hỗ trợ loại bỏ các chất thải tính acid ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn.

  • Nước ion kiềm có độ pH từ 10.0 không được khuyến nghị làm nước uống mà chỉ để rửa rau củ quả để loại bỏ vi khuẩn và các chất hóa học bám trên bề mặt.

Nước có độ pH cân bằng rất quan trọng cho sức khỏe của con người

Nước có độ pH cân bằng rất quan trọng cho sức khỏe của con người

5. 3 phương pháp giúp kiểm tra độ pH trong nước

5.1 Giấy quỳ tím

Giấy quỳ tím là phương pháp đơn giản nhất để xác định tính acid hoặc tính kiềm của nước. Khi ngâm giấy quỳ vào nước, màu sắc của giấy sẽ thay đổi tương ứng với tính chất của dung dịch. Nếu nước có tính acid cao, giấy quỳ sẽ chuyển sang màu đỏ, nếu nước có tính kiềm, giấy sẽ chuyển màu xanh.

5.2 Que thử

Que thử pH là một dạng công cụ tiện lợi và có tính chính xác hơn so với giấy quỳ. Que thử pH có vạch đo cụ thể, giúp bạn biết được chính xác độ pH của nước. Thao tác sử dụng que thử khá đơn giản: Bạn chỉ cần ngâm que thử vào nước trong vài giây và đọc kết quả dựa trên sự thay đổi màu sắc​.

5.3 Máy đo pH

Máy đo pH là phương pháp chính xác nhất để kiểm tra độ pH của nước. Thiết bị này thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm hoặc các ứng dụng công nghiệp, đảm bảo độ chính xác cao. Máy đo pH có một đầu dò cảm biến, khi tiếp xúc với nước sẽ cung cấp giá trị cụ thể, giúp theo dõi độ pH trong quá trình sử dụng.

Máy đo pH được sử dụng phổ biến để xác định độ pH trong nướcMáy đo pH được sử dụng phổ biến để xác định độ pH trong nước

Kiểm soát độ pH của nước là bước quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe con người cũng như hệ sinh thái. Trên đây là 3 cách đơn giản giúp bạn xác định tính kiềm trong nước. Tuy nhiên để kết quả được chính xác, bạn cần mua các dụng cụ xác định tính acid, tính kiềm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn kiểm tra độ pH của nước một cách chính xác nhất.